Cách làm gỏi bưởi tôm thịt ngon nhức nách nè

Hôm nay trong chương trình món ngon mỗi ngày sẽ hướng dẫn cho các bạn món ăn cực kỳ ngon và lạ miệng nhé.

 Bạn bè hay người thân ghé nhà bạn thường hay làm nhiều món ăn ngon để đãi khách quý. Gỏi bưởi tôm thịt là món ăn ngon và thường là món khai vị mà bạn chọn góp phần đem lại sự mới lạ trong bữa tiệc. Bạn thử làm món gỏi bưởi này cho mọi người ăn nhé!


Cách làm gỏi bưởi tôm thịt


Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- Bưởi tươi ngon: 1 trái;

- Lỗ tai heo: 100g;

- Thịt nạc: 200g;

- Tôm sú tươi: 10 con;

- Cà rốt: củ nhỏ


Rau răm, ớt đà lạt, đậu phộng, hành phi, gừng;

- Bánh phồng tôm chiên: 20 chiếc;

- Gia vị.

Cách làm món gỏi bưởi:

Tôm sú mình rửa sạch lột vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ đen trên lưng rồi luộc chín.

Rau răm rửa sạch để ráo nước và thái khúc; ớt, gừng, cà rốt gọt vỏ thái sợi.

Thịt nạc heo, tai heo sơ chế thật sạch qua nước muối và luộc chín rồi thái mỏng.

Bưởi chọn loại tươi ngon, bưởi da xanh là tốt nhất, cắt bỏ phần vỏ mổ ra từng múi rồi chia tép ra và nhớ giữ vỏ bưởi lại.

Cho các tép bưởi rời và trộn với hỗn hợp gồm: tôm, thịt, cà rốt, rau răm, ớt, nước mắm.

Trộn đều hỗn hợp và cho lại vào vỏ quả bưởi, rắc hành phi lên trên cho đẹp

Món gỏi ăn kèm cùng bánh phồng tôm chiên , nước mắm chua ngọt. Khi cắt bỏ vỏ bưởi nên giữ lại vỏ nguyên trái cắt hình răng cưa cho đẹp mắt rồi trang trí thêm tôm xung quanh đĩa để quả bưởi làm cho món ăn ngon đãi khách không những ngon mà còn đẹp mắt.

Món ăn ngon đãi khách không hề khó làm bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn trên là có ngay một món ăn ngon lạ miệng. Chúc bạn thành công!

Nhớ share bài viết này cho bạn bè của mình nha

Chia sẻ:

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng

Lò vi sóng hiện là một trong những thiết bị nhà bếp chính trong mỗi gia đình, nhưng không phải loại thực phẩm nào bạn cũng có thể cho vào lò vi sóng đâu nhé, nếu không biết có thể gây nguy hiểm cho bản thân mình và gia đình đấy Dù thiết bị này cực kỳ thuận lợi cho việc nấu nướng và hâm nóng nhanh, tuy nhiên có những loại thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên cho vào chế biến bằng lò vi sóng, đó là:

Thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

Chia sẻ:

Bão số 12 chuẩn bị đổ bộ vào miền trung gây mưa rất lớn và kéo dài bão 12 chuẩn bị vào biển đông

Bão số 12 dự báo đổ bộ sáng mai nhưng ngay chiều nay, mưa to đến rất to đã bắt đầu ở một vùng rộng lớn kéo dài từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, thời gian mưa kéo dài đến 12/11.

 TPO - Tại cuộc họp ứng phó với bão số 12 sáng nay (9/11), Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chồng thiên tai cảnh báo, bão số 12 sẽ gây mưa rất lớn ở khu vực miền Trung, nhất là từ Quảng Trị đến Khánh Hoà. Trong khi đó, ở ngoài xa, một áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đi vào biển Đông trong vài ngày tới.

bão số 12 năm 2020

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, khoảng 8 giờ sáng nay, bão cách bờ biển Bình Định- Khánh Hòa 450 km với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

 Theo ông Khiêm, bão số 12 gây gió mạnh, trên biển sẽ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. “Từ đêm nay 9/11 đến rạng sáng 10/11 sẽ có gió mạnh trên đất liền kéo dài đến trưa mai. Khu vực bờ gió cấp 8 giật cấp 11. Đây là thời điểm gió mạnh nhất do bão số 12”, ông Khiêm nói.

Dự báo, bão số 12 sẽ hướng vào khu vực Nam Trung bộ và Trung Trung bộ, trong đó, trọng tâm là các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà.

Ông Khiêm lưu ý, bão số 12 cũng sẽ gây đợt mưa rất ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nguy cơ cao về sạt lở đất đá và lũ quét. 

 Cụ thể, từ chiều 9/11 đến đêm 12/11, từ tỉnh Quảng Trị đến Bắc Khánh Hòa có mưa phổ biến 200-400 mm/đợt, có nơi trên 400 mm. Các tỉnh Quảng Bình, Nam Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có mưa phổ biến 100-200 mm/đợt.

Từ đêm 9 đến 13/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện 1 đợt lũ:

Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên ở mức báo động (BĐ)2-BĐ3, có sông trên BĐ3; các sông ở Quảng Bình và khu vực Nam Tây Nguyên ở mức BĐ1 - BĐ2, có sông trên BĐ2.

Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm Dự báo cũng thông tin thêm, khoảng đêm 11/11, rạng sáng 12/11, một áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 13 đi vào Biển Đông.

Khoảng ngày 14/11, bão số 13 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Bộ. Theo nhận định, bão số 13 sẽ đạt cường độ cấp 11 trên Biển Đông.

Theo Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, đến sáng 9/11, các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm cho trên 59.750 tàu thuyền, với trên 289.000 người biến hướng di chuyển của bão để phòng tránh. Tuy nhiên, hiện còn 4 phương tiện/29 người (Bình Định) đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão.

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, Khánh Hòa dự kiến cấm biển 18 giờ hôm nay (9/1). Các tỉnh khác đang xem xét thời gian cấm biển tùy theo diễn biến của bão.

Bão số 12 gây mưa rất lớn ở miền Trung, bão số 13 đã 'lấp ló’ vào biển Đông - ảnh 1Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lưu ý các địa phương bão số 12 sẽ gây mưa lớn ở khu vực miền Trung, khu vực vừa qua chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố đang tổ chức gia cố, sơ tán người dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản. Số điểm dự kiến bắn pháo hiệu khi có bão 10 điểm từ Bình Định vào Bình Thuận.

 Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng cho hay, không chỉ ứng phó với bão số 12, thông tin xa từ các dài quốc tế cũng cho thấy, khả năng hình thành một cơn bão số 13 có thể mạnh hơn.

Ông Hoài lưu ý các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền trên biển và ra khơi. Qua thiết bị theo dõi vệ tinh cho thấy, nhiều tàu vẫn nằm trong khu vực nguy hiểm chưa kể tàu vận tải biển, tàu pha sông biển, tàu ở cửa sông.

Đảm bảo an toàn, lương thực, thực phẩm thuốc men cho người dân, du khách trên các đảo. Bộ đội biên phòng cần lưu ý về bắn pháo hiệu để cảnh báo các tàu trên biển, kể cả tàu vận tải.

Khu vực bão đổ bộ có rất nhiều lồng bè, diện tích nuôi trồng thuỷ sản thời gian vừa rồi chưa bị thiệt hại lớn có thể gây tâm lý chủ quan. Cơn bão Damrey năm 2017 đã gây thiệt hại rất lớn ở khu vực này, nhất là Phú Yên, Khánh Hoà.

Theo ông Hoài, nhiều công việc sau mưa lũ đang bừa bộn, nhất là khu vực miền Trung, đảm bảo về đời sống và an toàn cho người dân vùng núi.

“Nhiều nhà dân bị thiệt hại do các bão trước chưa khôi phục xong, nên người dân vẫn ở khu sơ tán. Do vậy, cần đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, kể cả nhu cầu thiết yếu, môi trường… cho người dân ở nơi sơ tán”, ông Hoài nói.

Ông Hoài cũng cảnh báo, nếu lượng dự báo sẽ gây nguy cơ rủi ro rất cao về sạt lở, lũ quét. Do vậy, các địa phương trong vùng ảnh hưởng, nhất là vùng núi có kế hoạch sơ tán nơi nguy hiểm.

Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng đề nghị Bộ Công Thương, các địa phương chỉ đạo vớt rác trong lòng hồ thuỷ điện, vì lo ngại thiết bị, cửa van của hồ về mặt kỹ thuật “có chịu được lượng củi gỗ khủng khiếp như thế không”.

Chia sẻ:

Hướng dẫn cách làm chân giò heo chua ngọt tại nhà, ngon khó tả

  Hướng dẫn cách làm chân giò heo chua ngọt tại nhà, ngon khó tả

Cuối tuần được nhâm nhi với món chân giò heo ngâm chua ngọt không chỉ giúp thư giãn mà còn bổ dưỡng cho cơ thể. Hãy cùng làm món chân giò heo ngâm chua ngọt để cho cả gia đình mình ăn nhé. Khỏi phải chê luôn

Ngoài ra món này cũng có thể dùng để cho quý ông nhâm nhi trong những bữa tiệc rượu, sẽ là một món mồi độc đáo mà không mua ở đâu được cả.


Xem nhanh
1. Nguyên liệu
2. Cách làm chân giò heo ngâm chua ngọt
3. Thành phẩm

Chân giò heo là một loại thực phẩm rất quen thuộc và được yêu thích nhiều ở mỗi gia đình. Không những vậy, ăn chân giò heo còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

Theo y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, ít sữa hoặc mất sữa,… Chân giò heo giàu vitamin B, A, Canxi, sắt,... có tác dụng giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu,an thần tốt,... Ngoài ra, chân giò heo có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như: Hầm, nấu cháo hoặc chân giò heo ngâm chua ngọt,...

Bài viết dưới đây, Bách hóa XANH sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện món chân giò heo ngâm chua ngọt nhé.

1 Nguyên liệu

  • (1 - 2) cái chân giò heo
  • Giấm, sả, ớt, gừng, chanh
  • Nước mắm, đường, bột ngọt
  • Lọ thuỷ tinh, hoặc hũ đựng thực phẩm

2 Cách làm chân giò heo ngâm chua ngọt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân giò heo sẽ khi rửa sạch với nước thì chặt khúc vừa ăn sau đó cho muối và nước cốt chanh vào trộn đều để giúp cho chân giò được trắng và khử mùi tanh, chờ khoảng 10 phút thì rửa lại lần nữa với nước sạch. Các nguyên liệu: ớt, sả rửa sạch và cắt lát mỏng, gừng có thể cắt lát hoặc cắt sợi đều được.

Bước 2: Luộc chân giò

Cho một cái nồi lên bếp với khoảng nửa nồi nước lọc và cho vào khoảng 1 muỗng canh muối và 1 muỗng cà phê bột ngọt cùng với với một vài lát gừng. Cuối cùng là cho chân giò vào luộc với lửa vừa phải khoảng 20 - 30 phút đến khi lớp da heo chín mềm là được. Sau khi chân giò chín thì vớt ra và cho vào thau đá lạnh để giúp lớp da heo được giòn và trắng hơn.

Lưu ý: Để nhận biết chân giò chín chưa thì bạn hãy dùng chiếc đũa đâm vào lớp da heo nếu đâm thủng thì chân giò đã chín.

Bước 3: Pha nước giấm ngâm

Cho vào nồi 1 chén nước mắm, 3 chén nước lọc, 1 chén giấm, khoảng 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh đường (gia vị nêm có thể tùy theo khẩu vị từng gia đình mà nêm cho thích hợp). Để cho da heo lên màu đẹp thì bạn có thể cho thêm một ít tương ớt vào chung và khuấy cho các gia vị tan hết.

Bước 4: Tiến hành ngâm chân giò

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm chân giò, sả, ớt, gừng vào trong hũ đựng  rót nước giấm vừa đun sôi để nguội vào cùng. Sau đó, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 - 2 ngày thì có thể dùng được.

3 Thành phẩm

Thật đơn giản để có được một món ăn ngon đúng không nào? Lớp da heo giòn sần sật, cay cay kết hợp cùng với vị chua chua ngọt ngọt của giấm và đường sẽ làm cho bạn tăng kích thích vị giác ăn hoài mà không thấy ngán.

Như vậy, mình đã chia sẻ cho bạn bí quyết làm món chân giò ngâm chua ngọt vô cùng đơn giản rồi nhé. Hãy nhanh tay vào bếp chế biến món ăn hấp dẫn này cho gia đình mình ăn vào cuối tuần đi nào. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ:

Sạt lở đất nghiêm trọng tại quảng nam chôn vùi 45 người

             Phải tìm kiếm cho được những người mất tích

Chỉ đạo tại hiện trường, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định tình hình rất phức tạp. Ông yêu cầu các lực lượng tập trung với phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt nòng cốt là lực lượng vũ trang, huy động vật tư, thiết bị cần thiết để khai thông đường, đến sớm nhất nơi sạt lở đất để cứu đồng bào.





“Phải tìm kiếm cho được những người mất tích, cứu những người còn sống sót”, Phó thủ tướng lưu ý nhiệm vụ này rất cấp bách, các lực lượng cần tập trung cao độ, và đặc biệt đảm bảo an toàn cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

9 phút trước

Thông đường vào hiện trường

Trung tướng Nguyễn Long Cáng, Tư lệnh quân khu 5, trình bày phương án tiếp cận hiện trường vụ sạt lở.

Ông cho biết lực lượng hành quân từ 1h sáng nhưng đến nay chỉ giải phóng được những điểm có cây gãy đổ. Theo báo cáo của lực lượng tại hiện trường, tuyến đường này hiện có 5 điểm sạt lở, đã giải phóng được 3 điểm và còn 2 điểm chưa thông. Đây đều là hai điểm sạt lở lớn.

Phương án của Quân khu 5 trước hết là phối hợp với địa phương để thông đường, sau đó đi bộ vào khu bà con đang ở, vì ôtô không đi được. Ông khẳng định lực lượng quân đội trong quá trình tìm cứu cứu hộ, cứu nạn đều được huấn luyện đảm bảo an toàn.

“Quá trình di chuyển chúng tôi có sự hiệp đồng chặt chẽ. Chỗ nào nghi ngờ nguy hiểm là dừng kiểm tra xong mới di chuyển để đảm bảo an toàn cho lực lượng”, Tư lệnh Quân khu 5 nói.

Sau mưa lớn, lực lượng chức năng phải thực hiện thông đường do có nhiều điểm sạt lở. Ảnh: Thanh Đức

16 phút trước

Huy động tất cả lực lượng hành quân vào Trà Leng

Sáng 29/10, đoàn công tác do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu tới huyện Bắc Trà My, nơi đóng sở chỉ huy tiền phương, để chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích tại Quảng Nam.

Báo cáo ban đầu cho biết 8 nạn nhân bị vùi lấp ở thôn 1, xã Trà Vân, đã tìm được thi thể. Còn hiện trường sạt lở ở xã Trà Leng, lực lượng cứu nạn, cứu hộ chưa vào được do có nhiều điểm sạt lở.

Phó thủ tướng chỉ đạo huy động mọi lực lượng hành quân vào hiện trường, kể cả đường bộ, đường thủy và trực thăng. Hiện tại ở đây trời nắng, thuận lợi cho công tác cứu hộ. Nhưng dự báo 3 ngày tới có mưa.

25 phút trước

Tìm thấy 8 thi thể nạn nhân ở xã Trà Vân

9h sáng nay, thêm một nạn nhân vụ sạt lở ở thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, được tìm thấy. Như vậy, 8 nạn nhân bị vùi lấp tại xã Trà Vân đã được tìm thấy thi thể.

54 phút trước

Bộ đội hành quân trong đêm đến hiện trường

Sáng 29/10, nguồn tin Zing cho biết cơ quan chức năng đã tìm thấy thêm 6 thi thể trong vụ sạt lở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Trong đêm 28, rạng sáng 29/10, hàng trăm chiến sĩ của Quân khu 5 và tỉnh Quảng Nam đã hành quân tới hiện trường vụ sạt lở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My).

Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, nhiều điểm sạt lở sau bão số 9 nên các chiến sĩ phải dọn cây ngã đổ để thông đường lên hiện trường. Đến rạng sáng nay, các lực lượng quân đội còn cách vụ sạt lở khoảng 30 km.

Bộ phận hậu cần, y tế triển khai lực lượng về Ban CHQS huyện Bắc Trà My sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Quân khu 5.

59 phút trước

'Sự cố hết sức nghiêm trọng'

Vụ sạt lở đất xảy ra tối 28/10 trên địa bàn huyện Nam Trà My, tại hai thôn là thôn 1 xã Trà Leng và thôn 1 xã Trà Vân.

Tại thôn 1 xã Trà Leng sạt lở đất vùi lấp 45 người, 4 người may mắn thoát nạn. Còn tại thôn 1 xã Trà Vân, 8 người bị vùi lấp.

Đêm 28/10, tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 5 ở trụ sở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao nhiệm vụ cho từng cá nhân tham gia chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sạt lở đất kinh hoàng ở Quảng Nam.

“Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng, đã vùi lấp nhiều người”, Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thông tin về vụ sạt lở nghiêm trọng vùi lấp 53 người ở Quảng Nam. Ảnh: Đoàn Bắc.



Chia sẻ:

Tình hình bão số 9 vào lúc 20h30 ngày 27/10/2020

20h30:

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 20h hôm nay 27/10, tâm bão số 9 ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 475km, cách Quảng Nam 420km, cách Quảng Ngãi 378km, cách Phú Yên 310km.

Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 320km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão. 

Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Trong 24 giờ tới, dự báo bão đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần. 

Đến 13h ngày 28/10, tâm bão trên đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 13.

20h: Dự báo, đến 4h ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông trên vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/h), giật cấp 17.

19h: Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19h hôm nay 27/10, tâm bão số 9 cách Phú Yên khoảng 315 km. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (135-150km/h), giật cấp 16.

Tâm bão số 9 ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 480km, cách Quảng Nam 425km, cách Quảng Ngãi 385km, cách Phú Yên 35km.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Tại Phú Yên đã có mưa, các lực lượng quân đội đã chuẩn bị tàu, cano, xe tải, xe bọc thép để ứng phó bão.

Trực tiếp: Tâm bão số 9 cách Phú Yên 310km, gió giật cấp 17 - 1

Xe bọc thép được tỉnh Phú Yên sẵn sàng cơ động ứng phó bão lụt. (Ảnh: VOV)

18h: Tại Quảng Ngãi, trời đã mưa khá to, gió thổi mạnh. Đây là cơn bão mạnh, đi nhanh và Quảng Ngãi là tâm bão.

Khoảng 4.000 dân tại khu vực nguy hiểm ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi sẽ được sơ tán tới khu vực ký túc xá của Hoà Phát Dung Quất để tránh bão số 9. Đây được xem là khu vực an toàn, đầy đủ tiện nghi giúp người dân an tâm trú ẩn khi bão đổ bộ.

17h30:

Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi:

Từ chiều tối 27/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các huyện, thành phía Nam của tỉnh Quảng Nam gồm Tam Kỳ, Núi Thành xuất hiện mưa to, gió nhẹ. Nhiều người tham gia giao thông phải giảm tốc độ vì di chuyển dưới trời mưa nặng hạt.

Tính đến 16h cùng ngày, Quảng Nam triển khai sơ tán 17.913 hộ/ 53.097 nhân khẩu. Trong khi đó, tính đến 17h, Quảng Ngãi đã di dời, sơ tán 31.460 hộ/ 119.182 khẩu (Lý Sơn: 287 hộ/ 1.105 khẩu; Bình Sơn: 12.000 hộ/ 45.808 khẩu; Mộ Đức: 3.280 hộ/ 13.171 khẩu; TP Quảng Ngãi: 7.410 hộ/ 29.822 khẩu, Thị xã Đức Phổ: 1.842 hộ/ 7.140 khẩu, Nghĩa Hành: 808 hộ/ 2.505 khẩu; Tư Nghĩa: 4.309 hộ/ 14.440 khẩu; Sơn Tịnh: 1.443 hộ/ 5.227 khẩu).

Trực tiếp: Tâm bão số 9 cách Phú Yên 310km, gió giật cấp 17 - 2

Bão số 9 được xem là một trong những cơn bão mạnh nhất 20 năm qua đổ bộ vào Việt Nam.

Tại Bình Định:

Trời bắt đầu xuất hiện mưa to và gió mạnh. UBND tỉnh Bình Định yêu cầu người dân không ra khỏi nhà sau 22h ngày 27/10. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh yêu cầu lực lượng chốt trực tại khu vực có nguy cơ ngập nặng thường xuyên giữ liên lạc, thông báo và khẩn trương đưa người dân đến nơi an toàn.

Tại Phú Yên, chiều 27/10, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó bão số 9. UBND tỉnh Phú Yên đã cấm biển từ 9h cùng ngày.

Theo thống kê, 126 tàu đánh bắt xa bờ cùng hơn 700 lao động của địa phương này đã kịp thời đến các đảo thuộc quần đảo Trường Sa để tránh trú bão. Hầu hết các tàu gần bờ cũng đã tránh trú an toàn. Quân khu V đã lập Sở Chỉ huy tiền phương tại tỉnh Phú Yên.

Trung đoàn Trực thăng 915-Trường Sỹ quan Không quân đóng tại thành phố Tuy Hòa đã khảo sát các điểm cất, hạ cánh, sẵn sàng thực hiện việc phục vụ lãnh đạo, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị tỉnh Phú Yên chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của người dân.

17h: Ông Lê Thanh Hải, Tổng thư ký Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam lưu ý trong vòng 5 tiếng qua, bão số 9 không đi chếch lên, mà đang đi theo chính Tây (đi ngang) với tốc độ rất nhanh là 25 km/h, bão sẽ đi thẳng vào bờ.

"Theo quy luật, bão đi ngang bao giờ cũng đi nhanh hơn so với các cơn bão đi chếch lên", ông Hải nói và dự báo chỉ trong vòng 15-18 giờ tới, tâm bão sẽ cập bờ, ngay trên đất liền Quy Nhơn, hoặc ở khu vực giữa Quảng Ngãi - Bình Định.

Phân tích thêm về khả năng suy yếu của bão, ông Hải cho biết nếu 19h tối nay bão đạt cường độ là cấp 14, giật cấp 17 và trường hợp khả quan sau đó, cứ 3 tiếng bão giảm 1 cấp thì đến khi vào bờ, bão vẫn mạnh đến cấp 11-12.

Không có cơ may nào cho thấy bão sẽ suy yếu hơn cường độ dự báo khi vào đất liền”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo VTC news

Chia sẻ:

Cách lựa chọn tôm chất lượng không bị bơm hóa chất tạp chất

Hôm nay hãy cùng chúng tôi xem hết bài viết này và share cho người thân của bạn biết cách để tránh mua phải tôm bị bơm hóa chất nhé. 

Cũng giống như các loại trái cây, tôm cũng đang rất cần người giải cứu trước tình hình không thể xuất khẩu. Nhiều người lợi dụng tình trạng này để tiêm thuốc vào tôm nhằm tăng trọng lượng, kiếm thêm thu nhập. Đây là một hành động vô cùng nguy hiểm, vì những thứ được tiêm vào bên trong sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của người ăn phải.

Tôm bị tiêm hóa chất, đặc biệt ở dạng lỏng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải tôm này, người dùng dễ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thương hàn, kiết lị… Nguy hại hơn nếu tôm “ngậm” urê, người dùng có nguy cơ bị ngộ độc cấp, ngộ độc mãn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ… Nhận biết tôm sạch và tôm tiêm hóa chất trước vì lợi ích sức khỏe, sau để bảo vệ lợi ích kinh tế của người tiêu dùng.

Cách nhận biết tôm

1Cách nhận biết tôm tiêm hóa chất

- Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm sẽ mềm, cong.

- Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường.

- Tôm bị ngâm ure thường bị trương nước, vỏ rất căng và cứng, nhất là phần mang.

- Phần đầu không chắc, bị phù và gần như rời khỏi thân.


- Gai tôm vểnh, màu sắc vỏ nhợt nhạt chứ không đậm như tôm sạch.

- Tôm bị bơm bột, hóa chất và tạp chất thường có phần đuôi bị xòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường.

- Khi chế biến: Tôm bị ngâm, bơm hóa chất thường ra nhiều nước khi nấu, ăn rất nhạt, bở và dễ bóc vỏ.

- Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

2Cách chọn mua tôm ngon, sạch

Ưu tiên chọn tôm nhảy, tôm đang bơi

- Ưu tiên hàng đầu là loại tôm còn đang nhảy hay đang bơi, chân và càng không bị gãy, vỏ tôm sáng bóng, thớ thịt trong và gắn chặt với vỏ.

- Trường hợp mua tôm được trữ lạnh, nên kiểm tra con tôm bằng cách kéo thẳng mình tôm. Nếu các khớp nối giữa các đốt khít là tôm còn mới, còn khớp rộng là tôm đã trữ lạnh quá lâu.

- Với tôm sú, không chọn loại có vỏ đã chuyển sang màu hồng vì tôm đó rất dễ ươn.

- Chọn tôm he cần chọn loại tôm còn sống, vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen.

- Tôm sắt không chọn mua con có màu hồng đậm, vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Khi mua về chế biến mà thấy tôm có những biểu hiện bất thường như thịt nhão, có mùi lạ… thì an toàn nên đổ bỏ để tránh nguy cơ ngộ độc.

Tôm là món ngon giàu dinh dưỡng, nhưng nếu không chọn đúng tôm ngon và sạch thì rất có thể “tiền mất tật mang”! Hi vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm cho cách bạn một số thông tin về cách chọn tôm sạch, giúp việc giải cứu tôm của bạn sẽ an toàn hơn.

Chia sẻ:

Sử dụng nồi chảo đúng cách nếu không muốn tự giết mình

Không phải bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng các loại nồi chảo đang có trong gia đình mình đúng cách, nếu sử dụng sai có thể gây hại cho sức khỏe của mình và gia đình, nhưng nếu sử dụng đúng cách, có thể giúp kéo dài thơi gian sử dụng của sản phẩm và không gây hại đến gia đình mình 

 

Nồi chống dính

Sự tiện dụng của chảo/nồi chống dính là bạn không lo nguyên liệu, thực phẩm dính vào đáy, dễ dàng cho việc nấu nướng và thoải mái vệ sinh sau khi sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm là lớp chống dính dễ bị bong tróc theo thời gian. Cách sử dụng sai khiến nồi chống dính hỏng bao gồm:

- Dùng thìa, đùa kim loại chạm đảo trong nồi, khiến mặt chống dính xước.

- Để nồi ở nhiệt độ cao quá mức (khoảng hơn 200 độ C).

- Nấu các thực phẩm có gai, vỏ, xương cứng và đảo liên tục.

- Cho trực tiếp dấm, nước tương, rượu hay các gia vị khác có tính axit vào nồi, chảo chống dính và làm tăng tốc độ bị ăn mòn của lớp chống dính.

- Tiếp tục sử dụng dù nồi đã bị tróc lớp chống dính.

Hầu hết các loại nồi, chảo chống dính đều được phủ một lớp vật liệu chống dính Polytetrafluoroethylene (PTFE). Ở nhiệt độ quá cao (260 độ C trở lên), PTFE sẽ bị biến chất, phân hủy thành chất độc hại. Hiện nay, công nghệ hiện đại với các lớp phủ gốm sứ, thạch anh, titan... cũng đã được phát triển, nhưng dù cho chất liệu là gì đi nữa thì khi lớp phủ này bị xước, chất lượng sản phẩm cũng sẽ giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng.

Nồi, chảo nhôm

Nồi, chảo nhôm có ưu điểm là dẫn nhiệt nhanh, tiện lợi, được các gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách khiến các ion nhôm được giải phóng, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cách sử dụng sai là:

- Nấu các món chua cay (ví dụ mì kim chi), hầm, tần thuốc bắc... trong nồi.

- Cho trực tiếp giấm, sốt cà chua... vào nồi.

Lượng nhỏ nhôm bị hòa tan trong chảo nhôm trong quá trình nấu nướng sẽ xâm nhập vào cơ thể, lắng đọng trong xương hay hệ thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng đến hấp thụ canxi, làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Đặc biệt với người bị bệnh thận thì càng nguy hiểm.

Theo nghiên cứu, trong môi trường axit, chất nhôm trong chảo nhôm càng dễ bị bào mòn. Vậy nên bạn không nên nấu các món chua cay trong nồi nhôm. Bạn có thể sử dụng các loại nồi hợp kim khả năng chịu nhiệt cao, chịu lực và chống ăn mòn... khi chế biến các món này.

Nồi gốm

Các cách sử dụng nồi gốm sai bao gồm:

- Vừa nấu nóng đã xả lạnh, khiến nồi dễ nứt. Thậm chí nhiều trường hợp bê thẳng từ tủ lạnh đặt lên bếp, làm hỏng nồi.

  • Tay cầm không có khả năng cách nhiệt, nếu không đeo găng tay dày sẽ bị bỏng

Nồi gốm, nồi đất là những loại an toàn, ít có sự lo ngại về độ an toàn, không hạn chế các nguyên vật liệu thực phẩm có tính axit, lại cho được vào lò vi sóng. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ, nhiều nhà sản xuất đem "nhuộm" màu nồi đất cho bắt mắt bằng những màu khác tự nhiên, gây ra nguy hiểm cho người sử dụng vì chứa kim loại nặng. Thêm vào đó, chất liệu gốm cũng khiến sản phẩm nặng nề, cồng kềnh.

Nồi thủy tinh

Chất liệu này đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho sức khỏe, lại được đánh giá là sử dụng trên nhiều loại bếp. Bạn cũng dễ dàng làm vệ sinh cho sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là dễ vỡ, đặc biệt là phần nắp. Giá thành của nồi này cũng cao hơn các nồi khác. Ngoài ra, nồi thủy tinh không phù hợp cho chiên rán, vì không có khả năng chống dính. Cách sử dụng sai thường thấy là:

- Sử dụng các loại dụng cụ sắc, nhọn khi nấu nướng, dễ làm xước, thậm chí là vỡ nồi.

- Xếp chồng nồi lên nhau sau khi nấu, làm chúng dính lại khó gỡ, gây trầy xước, thậm chí là vỡ.

  • Để ở nhiệt độ quá cao, dẫn đến nứt, vỡ nồi.

 

Hãy chia sẻ đến những người thân yêu của bạn nhé để họ biết cách sử dụng nồi chảo

Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ:

Làm Cơm nhà đơn giản mà ngon 70k

 

Làm cơm nhà đơn giản mà ngon 70k

Với 70k chúng ta có thể nấu một bữa cơm gia đình đơn giản mà cực kỳ ngon miệng, chúc các bạn làm thành công nhé, nếu có góp ý gì thì comment bên dưới nhá






 1 hình thực hành

Nguyên Liệu

  1. 100 g tôm
  2. 1 bó rau muống
  3. 300 g thịt ba rọi
  4. 300 nghêu lụa làm sẵn
  5. 2 cây sả
  6. Dưa bắp cải

Các bước

  1. Rau muống lặt rửa sạch, tôm lột vỏ giả nhỏ với xíu muối, hành tím. Nấu sôi 1 tô nước cho tôm lên chờ sôi vớt hết bọt. Nêm thêm nước mắm, bột ngọt, tiêu, cho rau vô nấu chín.

    Cơm nhà đơn giản mà ngon 70 bước làm 1 hình
  2. Nghêu rửa lại cho sạch rồi vắt ráo. Sả cây bào mỏng, bắc chảo với xíu dầu ăn cho sả vô xào thơm cho ít ớt bột vô xào cho lên màu rồi cho nghêu vô,nêm xíu nước mắm, bột ngọt rồi xào cho nghêu săn lại.

    Cơm nhà đơn giản mà ngon 70 bước làm 2 hình
  3. Thịt heo cạo rửa sạch cho vô nồi ngập nước luộc với xíu muối, củ hành tím nướng cho thơm. Thịt luộc chín rồi cắt lát mỏng. Pha mắm cá cơm với chanh đường tỏi ớt để chấm kèm.

    Cơm nhà đơn giản mà ngon 70 bước làm 3 hình
Chia sẻ:

Tin tức mới